LaptopK1

Giới thiệu chi tiết cho bạn đọc về cấu tạo của laptop và PC (Phần 1)

Thành phần của nhóm điều khiển hoạt động

Cấu tạo của laptop như thế nào? Thiết bị laptop và PC hôm những thành phần chính nào? Như chúng ta đã biết, Laptop là thiết bị đang dần trở nên phổ biến và cực kì hữu dụng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhưng thật sự thì vẫn có khá nhiều người chưa hiểu rõ được những thành phần chi tiết cấu thành nên thiết bị này và nguyên lí hoạt động của nó ra sao.

Ở bài viết hôm nay, LaptopK1 sẽ chia sẻ cho bạn đọc về những thông tin hữu ích về thành phần của laptop và PC.

Bộ xử lý trung tâm CPU

Hình ảnh bài viết

Có thể nói rằng bộ xử lí trung tâm chính là con tim của máy tính. Thực chất, CPU chỉ là một tấm bảng mạch có kích thước nhỏ, nó chứa bên trong một tấm chất liệu wafer silicon và được bọc trong một con chip bằng gốm và gắn thẳng vào bảng mạch. Trong một máy tính thì CPU thường được nhà sản xuất tiến hành gắn chặt trên bộ phận mainboard.

Về chức năng thì nó đảm nhận vai trò xử lý hầu hết dữ liệu hay là tác vụ của người dùng đưa vào máy tính. Không chỉ vậy, bộ xử lý trung tâm còn đóng vai trò là trung tâm thực hiện sự điều khiển các thiết bị đầu vào như chuột, bàn phím và cả thiết bị đầu ra như màn hình, loa và máy in.

Nếu như bạn chưa biết thì HZ là đơn vị đo tốc độ xử lí của CPU hay Gigahertz (GHz), Có thể nói giá trị của con số này càng lớn thì chứng tỏ một điều là tốc độ của CPU hoạt động càng nhanh như dòng máy LAPTOP DELL PRECISION.

Thực tế, hai loại chip là AMD và Intel là hai loại chip được người sử dụng ưa chuộng và phổ biến nhất trên thị trường công nghệ. Cụ thể hơn, ở nước ta, người dùng thường hướng đến bộ vi xử lí của nhà sản xuất intel chính vì sự ổn định cũng như vừa phải túi tiền của nó.

Còn cái tên AMD chỉ sử dụng chuyên biệt cho những ai có nhu cầu làm việc đòi hỏi khả năng xử lí đồ họa cao và tốc độ kinh khủng nhưng lại được ít người quan tâm hơn bởi vì nó sẽ nóng nhanh trong thời gian sử dụng avf không có tính ổn định như intel.

Mainboard hay còn gọi là bo mạch chủ

Hình ảnh bài viết

Có thể nói rằng bảng mạch chính và lớn nhất trong một thiết bị máy tính chính là bảng bo mạch chủ. Nếu như bạn chưa biết thì đây chính là môi trường trung gian giao tiếp để kết nối sự hoạt động của các thiết bị lại với nhau, giúp cho người dùng xử lí công việc.

Và việc kết nối cũng như điều khiển này thường được đảm nhiệm bởi các chip cầu nam và cầu Bắc, đây cũng chính là trung tâm điều phối và chịu trách nhiệm về các hoạt động xủ lí của máy tính.

Khác với việc đặt thiết bị mainboard trong thùng máy ở PC thì laptop lại đặt thiết bị này ở ngay dưới bàn phím của người dùng, kể cả dòng LAPTOP WORKSTATION. Bo mạch chủ chính là nơi kết nối sự hoạt động của tất cả các linh kiện thông qua các đường mạch in sẵn được nhà sản xuất tích hợp. Bên cạnh đó, những yếu tố của một bo mạch chủ mainboard chính là IC, chipset, tụ điện và không thể thiếu các điện trở.

Bộ nhớ RAM

Hình ảnh bài viết

Với cấu tạo chất liệu cũng như thiết bị Cpu mà chúng tôi đã nói ở trên, Bộ nhớ trong của máy Ram cũng bao gồm những tấm được làm từ wafer silicon có độ mỏng cực kì và bọc trong chip làm từ gốm và gắn thẳng thiết bị này lên trên bảng mạch. Được biết đến là bộ nhớ truy cập tạm thời của máy, Ram chính là một không gian nhớ tạm để máy vi tính có thể hoạt động.

Để hỗ trợ thiết bị CPU giải quyết vấn đề của mình, Ram chính là công cụ bộ nhớ tạm để tốc độ xử lí của CPU được nhanh gọn và tiết kiệm thời gian hơn. Chính vì vậy, công suất của Ram lúc máy tính hoạt động nhanh nhạy hơn rất nhiều lần so với thiết bị ổ cứng hay là các thiết bị thẻ nhớ và đĩa quang cũng đóng vai trò là bộ phần ghi nhớ dữ liệu của máy.

Có thể thấy rằng, dung lượng của bộ nhớ RAM càng lớn thì chứng tỏ máy vi tính của bạn có khả năng có thể mở nhiều ứng dụng và tác vụ đồng thời mà không bị hạn chế tốc độ xử lí như máy trạm. Mặc dù được gọi là bộ nhớ nhưng trong trường hợp người dùng tắt máy vi tính thì những dữ liệu được lưu trên máy cũng chẳng còn gì trên Ram.

Ổ đĩa cứng

Hình ảnh bài viết

Bộ nhớ lưu trữ dữ liệu chính của một máy vi tính chính là ổ đĩa cứng. Có thể thấy rằng những thành quả cũng như sản phẩm của người dùng sau một quá trình làm việc sẽ được giữ lại trên thiết bị ổ đĩa cứng cho đến khi máy nhận thấy các hành động thực thi việc lưu trữ trên các dạng bộ nhớ khác.

Card đồ họa

Hình ảnh bài viết

Đối cới những người muốn có trải nghiệm chất lượng hình ảnh và các tác vụ khác một cách mượt mà thì chắc đều hiểu rõ card đồ họa của máy. Đây chính là bộ phận đảm nhiệm vai trò xử lí thông tin cũng như những hình ảnh mà người dùng làm việc trên laptop hay máy tính cá nhân.

Hiện nay trên thị trường có hai loại card đồ họa chính đó chính là card rời và card on. Card rời là dòng được gắn vào khe cắm PCI Ex ngay trên thiết bị bo mạch chủ của máy và loại kia thì được nhà sản xuất tích hợp sẵn trên bo mạch.

Hiện nay, thiết bị card đồ họa thông thường sẽ dùng chung bộ nhớ với hệ thống nhà sản xuất sẽ thực hiện tích hợp sẵn trên CPU. Loại này sẽ thực sự phù hợp với những ai có nhu cầu làm việc với những tác vụ văn phòng, giải trí với game nhẹ và lướt web. Còn nếu như nhu cầu của bạn là xử lí đồ họa nặng hay là trải nghiệm những game chất lượng cao thì phải cần đến sự trợ giúp của card rời như máy trạm Dell.

=============================================

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ khái quát nhất của chúng tôi gửi tới bạn đọc về các bộ phận thuộc nhóm điều khiển hoạt động máy cấu tạo của hệ thống máy tính và những chức năng của chúng. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc có thể hiễu rõ hơn và có thêm nhiều kiến thức về thiết bị này.

 

 

 

Giỏ hàng
Facebook Youtube Top