Giới thiệu về PSU và cấu tạo của bộ nguồn PSU máy tính
Khái quát về thiết bị PSU và thành phần của nó
Bộ nguồn PSU là gì? Nguồn máy tính có những thành phần chính là gì? Như chúng ta đã biết, nguồn máy tính là một yếu tố đóng vai trò cực kì quan trọng trong một hệ thóng máy tính.
Tuy nhiên, không ít người còn chưa biết đến chức năng cũng như công dụng của bộ nguồn đối với laptop hay máy bàn của bạn. Chính vì thế nên người dùng cũng ít ai hiểu về sự phụ thuộc của quá trình hoạt động ổn định của máy tính đối với bộ nguồn này.
Ở bài viết hôm nay, LaptopK1 sẽ chia sẻ cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về chức năng cũng như cấu tạo của bộ nguồn máy tính.
Sự ảnh hưởng của nguồn điện với hệ thống máy tính
Nếu như bạn chưa biết thì bộ nguồn chính là đơn vị cung cấp năng lượng cho quá trình hoạt động của máy tính. Đây chính là đầu vào của nguồn điện và cũng là một nhân tố cực kì quan trọng quyết định đến độ bền bỉ của thiết bị. Một hệ thống máy tính có thể chạy và xử lí, phục vụ những tác vụ của người sử dụng có ổn định hay không thì nó phụ thuộc rất lớn vào bộ nguồn của máy, kể cả dòng LAPTOP DELL PRECISION.
Nếu như trong trường hợp bộ nguồn mà bạn sử dụng có chất lượng không đảm bảo, không có khả năng cung cấp đủ năng lượng cũng như công suất thì bạn sẽ gặp khá nhiều rắc rối. Những sự cố sẽ xảy ra liên tục trong quá trình làm việc cũng như các lỗi điển hình.
Có thể để đến như là máy tính sẽ tự tắt nguồn và khởi động lại, hay là đứng hình, treo máy khi chơi những game yêu cầu chất lượng đồ họa cao. Bên cạnh đó thì khi bạn sử dụng hay làm việc với những phần mềm kỹ thuật thì sẽ xuất hiện tình trạng máy trở nên chậm chạp trong khâu xử lí.
Ngoài ra, người sử dụng còn có thể bắt gặp một số hiện tượng nữa đó là vỡ hình ở card màn hình, tự nhiên xuất hiện các ký hiệu lạ hay là bo mạch chủ bị phồng hơn bình thường. Những biểu hiện này chính là do tác nhân bộ nguồn kém chất lượng gây ra.
Cuối cùng, hậu quả mà nó gây ra chính là làm ảnh hưởng và hư hỏng đến những bộ phận khác của máy tính, kể cả dòng LAPTOP WORKSTATION. Đồng thời nếu như bạn không cải thiện được tình trạng bộ nguồn thì nó sẽ gây những thiệt hại nhất định trong hệ thống máy tính của bạn.
Các dạng chuyển đổi năng lượng cơ bản
Một điều mà chắc hẳn ai cũng nắm rõ chính là thiết bị máy tính không sử dụng nguồn điện trực tiếp trong lưới điện ở nhà. Điều đặc biệt so với những thiết bị điện khác chính là máy tính cần có một đơn vị chuyển đổi nguồn nhằm mục đích là biến đổi dòng điện thành dòng một chiều.
Chỉ có dòng một chiều mới có thể cung cấp năng lượng cho những linh kiện và đơn vị để máy tính hoạt động bình thường và ổn định, kể cả trên máy trạm.
Trong quá trình sử dụng, người ta phân ra ba dạng chuyển đổi năng lượng chính như sau:
- Dạng chuyển đổi đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến là dạng chuyển đổi từ AC sang DC-. Đây là dạng chuyển đổi được người ta sử dụng nhằm mục đích làm nguồn cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử điển hình là sạc pin.
- Thứ hai là dạng chuyển đổi từ DC sang DC. Có thể hiểu rằng dạng chuyển đổi này có dạng là chuyển điện thế một chiều ra một chiều nhưng nó lại có nhiều mức độ khác nhau.
- Cuối cùng là dạng chuyển đổi từ DC sang AC. Đây là dạng chuyển đổi được người ta sử dụng phổ biến trong thiết bị lưu điện năng phòng khi mất điện.
Các thành phần có trong bộ nguồn máy tính
Trong một bộ nguồn máy tính thì sẽ có những thành phần cơ bản như sau:
Bộ biến áp của máy
Đầu tiên mà chúng tôi muốn nói đến chính là bộ biến áp của máy. Bộ biến áp là thiết bị có tác dụng là hạ áp dòng điện của mạng điện lưới hay chính là dòng xoay chiều hằng ngày chúng ta sử dụng. Bộ phận này sẽ hạ áp xuống một mức độ thích hợp để lưu thông trong thiết bị.
Sau khi hạ áp thì dòng điện vẫn là dòng xoay chiều nhưng nó sở hữu một mức điện áp thấp hơn nhiều lần so với ban đầu. Một nhiệm vụ nữa của bộ biến áp chính là cách ly các đơn vị với điện thế lưới hằng ngày.
Bộ nắn điện
Tiếp theo trong bộ nguồn của máy tính chính là bộ nắn điện. Bộ nắn điện hay còn được người dùng biết đến là bộ chỉnh lưu. Chức năng của bộ chỉnh lưu đó là tiến hành việc chuyển đổi điện thế xoay chiều sang điện thế một chiều hay còn gọi là DC. Mặc dù vậy thì điện thế này vẫn chưa thể được sử dụng cho các đơn vị điện tử trong máy được.
Bộ lọc chỉnh lưu và bộ lọc nhiễm điện
Bộ lọc chỉnh lưu chính là thiết bị tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu. Có thể nói đây chính là thiết bị có tụ điện là thành phần chính. Nó đảm nhiệm chức năng giảm gợn sóng cho dòng điện một chiều mà đã được bộ chỉnh lưu xử lí, kể cả trên máy trạm Dell.
Tiếp theo là bộ lọc nhiễu điện. Trong quá trình biến đổi điện năng, sẽ xuất hiện những hiện tượng như là nhiễu điện hay là xung điện. Trên lưới điện nếu có những tình trạng đó thì chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng xấu đến thiết bị. Chính bộ lọc nhiễu điện sẽ xử lí tình trạng này. Nó sẽ triệt tiêu các thành phần chính của những sự cố mà chúng tôi đã nói ở trên.
Mạch ổn áp và mạch bảo vệ
Mạch ổn áp là một thành phần không thể thiếu của bộ nguồn máy tính. Tác dụng chính của thành phần này chính là làm cho điện áp cung cấp đến thiết bị trở nên ổn định hơn. Đặc biệt là khi có sự cố xuất hiện như thay đổi dòng tải hay là thay đổi điện áp ở đầu vào.
Cuối cùng là mạch bảo vệ của nguồn máy tính. Chức năng của mạch bảo vệ là thực hiện công việc hỗ trợ, giảm thiểu tối đa các sự cố và thiệt hại cho thiết bị trong quá trình sử dụng.
==========================================
Trên đây là khái quát chung của chúng tôi gửi đến bạn đọc về bộ nguồn PSU. Hy vọng rằng sau bài viết này thì các bạn hoàn tòn có thêm những kiến thức và hiểu biết nhất định về thiết bị này.