Giới thiệu cho bạn đọc về định nghĩa NVME SSD là gì?

Nội dung bài viết

Giới thiệu cho bạn đọc về định nghĩa NVME SSD là gì?

Những định nghĩa về thiết bị ổ cứng mà bạn nên biết

NVME SSD là gì và có chức năng, vai trò như thế nào? Đặc điểm của NVMESSD như thế nào trong quá trình sử dụng? Như các bạn đã biết, khái niệm ổ cứng thể rắng không còn quá mới mẻ nữa, trong giới công nghê, nó xuất hiện như một thiết bị chuyên dụng, có chức năng mang lại hiệu quả vượt trội để cải thiện tốc độ xử lí của máy tính và laptop.

Nếu như ở bài viết trước, laptopK1 đã chia sẻ cho quý bạn đọc về vấn đề máy tính Dell cũ 2019 thì ở bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn những định nghĩa chuẩn của ổ cứng thể rắn NVME SSD.

Định nghĩa lại khái niệm ổ cứng thể rắn

Có thể nói rằng, sau một thời gian dài hoàn thiện và phát triển thì thiết bị ổ cứng thể rắn solid state drive (SSD) đang ngày càng chứng tỏ được giá trị của mình và trở nên phổ biến trong giới người dùng công nghệ.

Có lẽ như trong tương lai không xa, với những tiến bộ vượt bậc này thì SSD sẽ là thứ để có thể thay thế hoàn toàn thiết bị ổ đĩa cơ truyền thống hay còn gọi là HDD.

Ưu điểm của SSD

Tuy nhiên, trên thực tế sử dụng, các ổ SSD có hiệu suất mạnh mẽ này đang gặp phải một cản trở hiệu năng, lí do là vì đa số các ổ SSD hiện nay trên thị trường vẫn được nhà sản xuất sử dụng giao tiếp SATA như ở các dòng máy trạm DEll.

Cùng với đó chính là giao thức mạch điều khiển AHCI chuẩn vốn được tạo ra để nhắm mục đích phục vụ nhu cầu truyền chép dữ liệu có tốc độ chậm hơn nhiều mà các ổ cứng HDD truyền thống đã làm.

Nhược điểm của SSD

Và với nguyên nhân như vậy, mặc dù công nghệ được tích hợp vào SSD có tốc độ cực nhanh nhưng trong thực tế nó vẫn bị kìm hãm lại, khiến người sử dụng không thể khai thác hết sức mạnh vốn có của nó bởi hiện tượng bottleneck hay còn gọi là “thắt cổ chai”, chính là băng thông của giao tiếp SATA.

Với sự phát triển của công nghệ, ở giai đoạn sau này, một số thiết bị SSD cao cấp thế hệ sau này được các nhà sản xuất thiết kế để có thể tận dụng được lợi thế của giao diện PCI Express (PCIe), nó hứa hẹn sở hữu tốc độ cao hơn SATA.

Và một điều cần biết đó là việc sử dụng chuẩn giao tiếp của mạch điều khiển AHCI được tích hợp trên thiết kế bộ điều khiển hiện nay vẫn chưa có khả năng có thể khai thác đầy đủ giao tiếp sức mạnh đáng lẽ phải có của PCIe.

Bên cạnh đó, tình hình càng thêm trầm trọng, như chúng ta đã biết, khác với dòng LAPTOP DELL PRECISION hiện nay giao diện PCIe đã có bước chuyển mình đáng kể, nó đã phát triển tới thế hệ thứ 3 với tốc độ cực kì nhanh nhạy, như tia chớp.

Vì thế, điều mà các nhà sản xuất đang trông chờ chính là việc đặc tả mạch điều khiển NVMe thay cho AHCI sẽ có khả năng hoàn toàn loại bỏ các “nút cổ chai”, tức là những điều còn hạn chế tiềm năng thực sự của thiết bị SSD.

NVMe là gì?

Trong giới công nghệ, thật ngữ NVM Express (NVMe) chính là tên viết tắt của cụm từ đầy đủ Non-Volatile Memory Express có thể hiểu là bộ nhớ không biến đổi cao tốc.

Nói chung, đâu chính là một giao diện mạch chủ điều khiển hay còn được biết đến là host controller có chuẩn hiệu năng cao và thường dành cho các ổ cứng SSDtrên các dòng máy trạm có trạng bị giao tiếp PCIe, nó sẽ cho phép người sử dụng thực hiện cắm và chạy các SSD PCIe trên tất cả các nền tảng.

Ưu điểm của NVMe

Một trong những ưu điểm dáng nói nhất chính là độ trễ thấp. Như chúng ta đều biết, khi một bộ điều khiển AHCI bắt đầu thực thi một lệnh, thì một tác vụ đọc không có chức năng lưu tạm thời tức là uncacheable trên thanh ghi bộ nhớ chính làregister sẽ sử dụng mất 2.000 chu kỳ xử lý (cycle) của CPU và có đến bốn tác vụ đọc không thể lưu vào bộ nhớ đệm trên mỗi lệnh.

Bạn có thể hiểu rõ hơn tức là điều này đồng nghĩa với việc cứ 8.000 chu kỳ xử lý của CPU, hoặc trong khoảng 2,5 millisecond độ trễ mỗi lệnh. NVMe sẽ không gặp vấn đề chậm như vậy. Lí do là vì nó có liên lạc trực tiếp trực tiếp với CPU, do đó, thiết bị sẽ bỏ qua tất cả các liên lạc không quan trọng và không cần thiết vốn gây ra sự chậm trễ này.

Hiệu năng cao

Bên cạnh độ trễ thấp thì nó thực sự không phải là lợi thế duy nhất NVMe mang lại cho người sử dụng, vì một điều đặc biệt hơn là giao tiếp này còn cung cấp chỉ số xuất nhập trên giây IOPS (Input/Output Operations Per Second) cao.

Ngoài ra, NVMe còn thực sự có khả năng hỗ trợ người dùng lên đến 64K hàng trong lúc đợi I/O queue xử lý và khởi chạy các lệnh xuất nhập, nếu như bạn chưa biết thì với mỗi hàng đợi I/O hỗ trợ lên đến 64K lệnh như trên LAPTOP WORKSTAION.

Nhà sản xuất đã tận dụng đầy đủ khả năng đọc và khả năng ghi dữ liệu song song được tích hợp bởi công nghệ chip nhớ Flash NAND. Trong khi đó, AHCI chỉ hỗ trợ duy nhất một hàng đợi I/O với tối đa 32 lệnh cho mỗi hàng đợi, dẫn đến mức hiệu suất trong quá trình sử dụng sẽ thấp hơn nhiều so với NVMe.

IOPS là gì?

Định nghĩa IOPS chính là tốc độ đọc ghi ngẫu nhiên của thiết bị. Trong quá trình sử dụng, chắc chắn rằng, máy tính sẽ phải đọc các tập tin có dung lượng nhỏ, đơn giản như các tập tin cache của trình duyệt diễn ra liên tục.

Một lưu ý rằng nếu thông số IOPS lớn thì bạn sẽ hiểu là việc đọc tốc độ các file nhỏ của SSD cũng cao hơn. Còn nếu bạn thực sự các bạn vẫn chưa hiểu về thông số IOPS của máy tính bạn có thể quy đổi ra chuẩn MB/giây theo công thức sau:
IOPS x 4/ 1024 = tốc độ MB/giây

========================

Trên đây là những chia sẻ và giới thiệu của LaptopK1 gửi đến quý bạn đọc về thắc mắc NVME SSD là gì. Hy vọng qua bài viết này thì các bạn sẽ có thêm những kiến thức để mở rộng vốn hiểu biết của mình trong những vấn đề về công nghệ.

 

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết
Tìm kiếm

Giỏ hàng

Sản phẩm gợi ý

Ghi chú đơn hàng
Xuất hóa đơn công ty
Hẹn giờ nhận hàng
Chọn mã giảm giá