Giới thiệu về thiết bị bộ nhớ trong của máy tính - RAM
Ram và những thông tin người sử dụng cần biết
Bộ nhớ trong Ram là gì? Ram có vai trò và chức năng như thế nào trong một hệ thống máy tính? Chắc hẳn rằng, chúng ta đều đã nghe nhắc đến từ Ram quá nhiều trong thời gian sử dụng máy tính để bàn hay laptop, vậy thì bạn đã bao giờ tìm hiểu về bộ phận này trong máy tính là gì và nó có thực sự quan trọng hay chưa? Nếu như nó quan trọng thì Ram sẽ đảm nhận chức năng gì trong một máy tính.
Ở bài viết hôm nay, LaptopK1 sẽ chia sẻ cho bạn đọc những thông tin mà người dùng cần biết về Ram.
Xem thêm tầm quan trọng của RAM đối với game thủ tại đây
Định nghĩa về Ram
Nếu các bạn chưa biết thì Ram là một thiết bị được biết đến với vai trò bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên hay là bộ nhớ trong của máy tính. Đây chính là nơi để thiết bị CPU thực hiện những tác vụ truy xuất nhằm mục đích xử lí thông tin cũng như nơi để máy tính thực hiện công việc lưu trữ thông tin của người dùng trong quá trình sử dụng.
Vậy thì cách vận hành và hoạt động của thiết bị này như thế nào? câu trả lời là khi người dùng mở và khởi chạy một phần mềm trên thiết bị laptop thì ổ đĩa cứng sẽ truyền tải dữ liệu lên Ram đồng thời dữ liệu cũng sẽ truyền tải vào CPU để xử lí. Tiếp theo, dữ liệu sẽ được lưu ngược lại vào thành phần ổ cứng.
Điều này là bởi thiết bị bộ nhớ trong Ram có tốc độ xử lí công việc so với ổ cứng thì nhanh hơn rất nhiều lần, kể cả với dòng máy LAPTOP DELL PRECISION. Cũng chính vì lí do là bộ nhớ tạm thời cho nên khi người dùng tắt máy thì dữ liệu đã được lưu trên Ram sẽ không còn nữa.
Cấu tạo của thiết bị Ram
Cũng như những bộ phận điện tử khác, cần rất nhiều chi tiết nhỏ để có thể cấu thành một thanh ram hoàn chỉnh. Những chi tiết đó bao gồm điện trở và các tụ điện, chúng bao quanh các chip nhớ. Chức năng của dãy tụ điện và điện trở ở bên phía phải của thanh ram có chức năng chính là cung cấp một điện áp có tính ổn định cho thiết bị chip nhớ.
Các bạn chú ý quan sát thì sẽ thấy rõ chi tiết nhiều lớp đồng cắt ngang, đó chính là bản mạch in của Ram. Dựa theo quy trình sản xuất mạch in phản ứng hóa học rất chính xác và phức tạp thì các lớp đồng này được kết nối với nhau một cách hoàn hảo.
Nếu nhìn từ trên xuống thì các lớp mạch in được chia làm các lớp như sau: lớp tín hiệu đầu tiên, lớp nối mát, lớp tín hiệu tiếp theo, lớp nối mát, lớp tín hiệu thứ ba, lớp tín hiệu thứ 4, lớp nối mát và mặt sau chính là lớp tín hiệu cuối cùng của Ram, kể cả đối với dòng máy trạm dell.
Dung lượng của Ram
Nhắc đến ram thì yếu tố đầu tiên người dùng sẽ nghĩ đến đó là dung lượng của ram là bao nhiêu thì có thể đáp ứng tốt với nhu cầu công việc cũng như giải trí của mình.
Trên thực tế, nếu người sử dụng muốn hoàn thành tốt các tác vụ cơ bản về văn phòng và có những sự giải trí nhẹ nhàng thì có thể thấy rằng, dung dượng tối thiểu phải là 4gb. Vậy thì nói chung, làm sao bạn biết được dung lượng cần thiết của ram phù hợp với mình là bao nhiêu, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn ngay sau đây.
Như đã nói ở trên, nếu là dân văn phòng hay là giải trí nhẹ nhàng như các tựa game Lol thì 4gb ram có thể được gọi là đủ. Nhưng đối với những người có tính chất công việc thực sự đòi hỏi một cấu hình chuyên biệt, một cấu hình thực sự mạnh mẽ, ví dụ như để phục vụ cho việc làm đồ họa, chạy chương trình chỉnh sửa hình ảnh với LAPTOP WORKSTATION, edit, sản xuất video, làm phim thì 16gb ram mới là sự lựa chọn hợp lí.
Thành thật mà nói thì Ram chẳng bao giờ là đủ, tùy vào công việc nên nó sẽ càng nhiều càng tốt. Nhưng nếu bạn là một game thủ thì việc lựa chọn dung lượng ram thì hoàn toàn có thể dựa vào thông tin về cấu hình tối thiểu phải đáp ứng của các nhà sản xuất đưa ra kèm theo tựa game đó. Thông thường thì Ram có dung lượng thực gấp 1,5 lần dung lượng yêu cầu là bạn đã có một trải nghiệm game cực kì ổn định và mượt mà.
Theo chúng tôi, những công việc nặng như đồ họa nói trên thì người dùng chỉ nên chọn đến dung lượng 16Gb, nếu có nhu cầu thực sự thì tiến hành nâng cấp lên. Vì nếu như bạn nghĩ càng nhiều càng tốt cho nên đầu tư hẳn 32Gb Ram sẽ khiến cho bạn gặp phải vấn đề vô cùng lãng phí tiền của và dung lượng bộ nhớ của Ram.
Bên cạnh đó thì bạn nên nhớ rằng, ram không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến tốc độ xử lí tác vụ cũng như chạy chương trình của người dùng, thậm chí là cả việc hơi game giải trí, nó còn phụ thuộc vào chip vi xủ lí cũng như card đồ họa được nhà sản xuất trạng bị cho máy.
Có bao nhiêu loại Ram?
Hiện nay, dựa vào tính chất của mỗi loại mà người ta chia ram thành hai loại chính đó là Ram động và Ram tĩnh. Trước hết, chúng tôi sẽ nói về ram động. Loại Ram này còn được người dùng biết đến với tên gọi Dram. Về đặc điểm thì ram động sử dụng kỹ thuật mos, kỹ thuật này giúp cho nó có thể lưu trữ mỗi bit nhớ dựa vào cấu trúc hoạt động của tụ điện và một thiết bị transistor, kể cả với máy trạm.
Trong quá trình sử dụng, mỗi lần người dùng thực hiện việc truy xuất thì nội dung bit nhớ sẽ được máy xóa đi và tiến hành ghi lại từ đầu. Chính vì lí do đó mà thời gian truy xuất bộ nhớ chỉ bằng một nửa so với thời gian tiến hành ghi lại.
Tiếp theo, Ram tĩnh được người dùng biết đến với tên viết tắt là Sram. Thiết bị này được sản xuất dựa trên công nghệ ECL. Điều kahcs biệt đối với loại Ram động mà chúng tôi đã đề cập ở trên thì Ram tĩnh có cấu trúc bao gồm 6 thiết bị transistor kết hợp với các cổng logic.
Bên cạnh đó, Ram tĩnh sử dụng kiểu truy xuất hoàn toàn khác biệt với Ram động, một điều bạn có thể chưa biết đó là không như ram động, quá trình thực hiện việc đọc ô nhớ sẽ không làm mất thông tin cũng như phải ghi lại một lần nào nữa.
Nhìn chung, đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về ram mà người dùng nên nắm rõ để có thể đưa ra cho mình một sự lựa chọn hoàn hảo nhất với nhu cầu sử dụng.
==============================
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi gửi tới quý bạn đọc để các bạn có thể hiểu rõ về ram, chức năng của nó, cách thức hoạt động cũng như từng loại ram cơ bản. Hy vọng rằng qua bài viết này, người dùng sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích về thế giới công nghệ.