10 Cách Kiểm Tra Nhiệt Độ CPU Máy Tính, Laptop Đơn Giản Và Chính Xác Nhất
Kiểm tra nhiệt độ CPU là việc làm cần thiết và quan trọng để kiểm tra tình trạng sử dụng CPU máy tính, laptop của bạn hiện tại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để kiểm tra nhiệt độ CPU một cách chuẩn xác nhất.
Hiểu được điều này, LaptopK1 sẽ gửi tới bạn các thông tin chi tiết xoay quanh kiểm tra nhiệt độ CPU qua bài viết dưới đây nhé:
CPU quá nóng có sao không? Câu hỏi mà nhiều người sử dụng máy tính, laptop hiện nay đặc biệt quan tâm
Quy trình sinh nhiệt của CPU như thế nào?
Vì sao CPU lại sinh nhiệt?
Khi bạn sử dụng dụng các thiết bị máy tính, laptop thì CPU trong máy sẽ được tiếp nhận các thông tin và chuyển hóa từ điện năng thành nhiệt năng trong quá trình xử lý thông tin người dùng muốn. Nhiệt độ này cần được giải phóng ra bên ngoài để tránh xảy ra tình trạng quá nhiệt gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng của máy.
Khi nhiệt độ CPU chạm mốc 98 -105 độ C thì lúc này CPU sẽ bắt đầu giảm tốc độ hoạt động nhằm giảm nhiệt độ xuống mức trung bình. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn mức cho phép nêu trên thì CPU sẽ tự tắt để tránh hỏng hóng cho thiết bị của bạn.
Tác hại tới máy tính khi CPU quá nóng
Trước khi đi tìm hiểu cách kiểm tra nhiệt độ cpu thì hãy cùng LaptopK1 điểm tên những tác hại của việc CPU bị quá nóng đối với thiết bị của bạn:
- Khi CPU bị nóng vượt ngưỡng nhiệt độ cho phép sẽ khiến tuổi thọ CPU bị giảm.
- Khi CPU quá nóng sẽ dẫn đến tình trạng máy tính, laptop của bạn hay bị treo đột ngột, tự khởi động lại hoặc xuất hiện các hiện tượng xanh màn hình. Thậm chí, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến cháy CPU. Mặc dù ít xảy ra trường hợp này nhưng nhiệt độ quá cao dẫn tới cháy CPU cũng là điều có thể xảy ra.
- Giảm hiệu năng sử dụng với các ứng dụng trong máy tính của bạn.
- Đôi lúc nhiệt độ bị quá tải với CPU sẽ dẫn tới các hiện tượng như lỗi màn hình xanh hoặc đen. Lúc này, người dùng có thể sẽ phải tốn rất nhiều chi phí để sữa chữa và thay mới CPU mới.
Một số phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU trên máy tính
- Phần mềm CPUID HWMonitor
Cách kiểm tra nhiệt độ cpu bằng CPUID HWMonitor với các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Search và tải phần mềm CPUID HWMonitor trên Internet
Hướng dẫn tải phần mềm CPUID HWMonitor để kiểm tra nhiệt độ CPU cho máy tính
Bước 2: Cài đặt phần mềm CPUID HWMonitor bằng cách click vào nút download > Nhấn Browse... để chọn ổ chứa phần mềm trong máy tính > Nhấn Next ở các tab tiếp theo.
Các thao tác cài đặt ứng dụng CPUID HWMonitor
Bước 3: Cuối cùng nhấn Finish để hoàn thành cài đặt ứng dụng.
Bước hoàn thành cài đặt phần mềm
Bước 3: Tại thanh tìm kiếm của windown, gõ HWMonitor > Nhấn Open.
Cách để tìm và mở phần mềm một cách nhanh chóng
Bước 4: Tìm tới phần Temperatures ở 2 mục là Core #0 và Core #1.
Theo hình bên dưới, nhiệt độ CPU hiện tại của laptop đang là 48 độ C.
Bảng hiển thị nhiệt độ CPU máy tính của bạn trong phần mềm
Đây là cách kiểm tra nhiệt độ cpu win 10 bằng phần mềm không tốn quá nhiều thời gian mà rất chính xác.
- Phần mềm CPU-Z
CPU-Z là một trong những phần mềm kiểm tra nhiệt độ cpu nổi tiếng nhờ tính đa chức năng nếu bạn muốn kiểm tra thông qua cấu hình máy tính.
Phần mềm này sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin cơ bản về phần cứng thiết bịmáy tính, laptop của bạn. Các thông tin này bao gồm: thông tin của CPU, Mainboard, Cache, Memory và Graphics. Hơn nữa, CPU-Z cũng cho phép hiển thị các số liệu đo lường tần suất hoạt động của các bộ phận trong máy tính. Và nhiệt độ CPU cũng là một trong những thông tin này.
Nếu bạn chỉ cần tìm kiếm một phần mềm để kiểm tra các thông số thông thường thì CPU-Z chính là câu trả lời hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn khai thác nhiều thông tin chuyên sâu hơn về chiếc máy tính của mình thì cần tới sự trợ giúp của các chuyên gia. Vì thực tế, CPU-Z cung cấp khá nhiều dữ liệu và điều này có thể gây khó khăn cho người không có chuyên môn trong việc đọc hiểu dữ liệu chuyên ngành.
Kiểm tra nhiệt độ cpu bằng cpu-z có ưu điểm tuyệt vời chính là hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ trên mọi nền tảng của laptop, máy tính để bàn hay smartphone. Giao diện của phần mềm này cũng dễ sử dụng và dễ nhìn. Thống kê hiển thị đầy đủ các thông tin cần thiết về cấu hình hệ điều hành máy tính của bạn.
CPU-Z hỗ trợ kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản, nhanh chóng nhưng sẽ hơi khó khăn với người không có chuyên môn
Kiểm tra nhiệt độ CPU nhanh chóng không cần phần mềm
Với nhiều người, việc tải các ứng dụng kiểm tra nhiệt độ cpu khá mất thời gian và tốn dung lượng bộ nhớ máy tính. Vì thế, cách kiểm tra nhiệt độ CPU mà không cần dùng phần mềm được rất nhiều người tìm kiếm. Sau đây, LaptopK1 sẽ gửi tới bạn một số mẹo sau:
Kiểm tra CPU máy tính bằng cảm quan
Phương pháp đầu tiên và đơn giản chính là dựa vào cảm quan của người dùng máy tính. Bạn hãy thử chạm tay vào CPU máy tính và kiểm tra xem nhiệt độ của thùng máy đang ở mức độ nào.
Nếu bạn chỉ cảm thấy ấm hoặc nóng nhẹ thì nghĩa là CPU vẫn đang hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy thùng máy quá nóng thì lúc này hãy tìm kiếm các phương pháp kiểm tra cụ thể hơn để xác định nhiệt độ chính xác của CPU nhé.
Đo nhiệt độ CPU máy tính bằng cảm quan bàn tay khi sờ vào CPU ở thùng máy
Xem nhiệt độ CPU trong BIOS
BIOS là một hệ thống giúp bạn kiểm tra nhiệt độ cpu laptop nói riêng và kiểm soát tổng thể các tính năng cơ bản cần thiết của máy tính.
- Bước 1: Mở BIOS
Hãy truy cập vào BIOS trên máy tính của bạn. Đối với từng dòng máy khác nhau sẽ có các phím tắt để vào BIOS là không giống nhau. Thông thường là nhấn phím Del hoặc F1, F2.
Để mở BIOS, bạn nên tiến hành khởi động máy như các thao tác bình thường. Sau khi vừa nhấn nút khởi động xong, bạn hãy nhấn nhanh tổ hợp phím tắt - mở BIOS.
- Bước 2: Dùng phím điều hướng và mở chuyên mục Power hoặc PC health bên trong BiOS.
- Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ cpu trong mục CPU Temperature.
Cách kiểm tra nhiệt độ của CPU nhanh chóng và tiết kiệm thời gian được người dùng lựa chọn
Những lưu ý về cách kiểm tra nhiệt độ cpu laptop
Nhiệt độ CPU bao nhiêu là được?
- Với CPU, nhiệt độ phù hợp nhất để máy tính, laptop hoạt động bình thường sẽ nằm trong khoảng 50 độ.
- Nếu trường hợp nhiệt độ dưới ngưỡng 70 độ thì tình trạng CPU cũng nằm trong mức tạm ổn.
- Tuy nhiên, nếu nhiệt độ CPU trên 70 độ thì bạn nên cân nhắc tải phần mềm kiểm tra nhiệt độ cpu cũng như áp dụng một số cách khác như bôi keo tản nhiệt, quạt tản nhiệt,...
- Nhiệt độ ổ cứng máy tính sẽ khoảng dưới 50 độ. Nhiệt độ card màn hình hoạt động tốt sẽ trong khoảng 70 - 80 độ.
Nhiệt độ CPU hoạt động bình thường là dưới 70 độ C
Cách làm mát CPU máy tính?
Bên cạnh cách kiểm tra nhiệt độ CPU thì cách để làm mát CPU máy tính cũng được rất nhiều người quan tâm:
- Đặt máy tính, CPU ở nơi thoáng mát và thường là trong môi trường có nhiệt độ thấp.
- Thường xuyên vệ sinh, lau chùi tổng thể máy tính và CPU.
- Tra keo tản nhiệt cho đế CPU thường xuyên.
- Sử dụng quạt tản nhiệt nước để tránh tình trạng CPU quá nóng làm giảm tuổi thọ sử dụng.
- Đừng quên bổ sung quạt tản nhiệt cho các linh kiện khác.
- Chú ý tắt máy tính khi không sử dụng, tránh treo máy và mở quá nhiều chương trình cùng lúc.
- Tránh ép xung CPU.
- Nâng cấp CPU phù hợp.
- Sử dụng các tính năng trong Power Options.
- Tắt các phần mềm chạy ngầm trong máy tính của bạn bằng Task Manager ở cửa sổ windows.
Trên đây, LaptopK1 đã gửi tới các bạn thông tin chi tiết về cách kiểm tra nhiệt độ cpu cũng cách để làm giảm nhiệt độ và nâng cao tuổi thọ cho CPU máy tính. Hy vọng với những thông tin này, các bạn có thể yên tâm sử dụng và bảo quản chiếc máy tính của mình luôn bền, mới và tối ưu nhất.