Nguyên lý hoạt động của bộ nguồn và những vấn đề về công suất

Nội dung bài viết

Nguyên lý hoạt động của bộ nguồn và những vấn đề về công suất

Giới thiệu về hoạt động của bộ nguồn và các chuẩn của PSU

Nguyên lí hoạt động của bộ nguồn là gì? Công suất được tính như thế nào và các chuẩn của PSU được hiểu như thế nào? Như chúng ta đã biết, bộ nguồn PSU là một yếu tố cực kì quan trọng và là nhân tố không thể thiếu trong một hệ thống máy tính. Vậy thì thiết bị này có cách thức hoạt động như thế nào? Làm sao để tính toàn một cách chính xác về công suất mà bộ nguồn tạo ra?

Ở bài viết hôm nay, LaptopK1 sẽ chia sẻ cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về sự hoạt động cũng như vấn đề công suất về bộ nguồn.

Nguyên lý hoạt động của bộ nguồn như thế nào?

Nếu như bạn chưa biết thì tất cả các PSU của máy tính đều có chung cách thức hoạt động đó là dựa theo lý thuyết chuyển mạch tự động. Nguyên lý này còn được biết đến với cái tên switching power supply, kể cả trên máy trạm. Cụ thể như sau:

Bộ chỉnh lưu sẽ tiến hành nắn chuyển dòng diện xoay chiều từ lưới điện hằng ngày của chúng ta dòng điện một chiều. Tiếp theo, các bộ gợn sóng sẽ làm bằng phẳng dòng điện này thành dòng điện một chiều qua để cung cấp cho cuộn sơ cấp của biến áp xung.

Sau đó, công tắc bán dẫn sẽ làm nhiệm vụ là điều khiển dòng điện vừa cung cấp cho biến áp này và nó được kiểm soát chặt chẽ bởi nguyên tắc điều biến độ rộng của xung.

Tần số của xung điều khiển rất cao, nằm trong khoảng từ 30 cho đến 150 Khz. Khi nhận thấy có sự điều chỉnh từ bộ dò sai thì độ rộng của xung sẽ được thay đổi, bên cạnh đó thì tần số ở trên sẽ được giữ ở mức ổn định nhất. Các bộ chỉnh lưu lại thực hiện hiệu chỉnh một lần nữa từ trường cảm ứng tác dụng lên cuộn dây thứ cấp khi nó tạo ra dòng điện cảm ứng.

Để có thể biết được chính xác các sai lệch về điện áp của các đường điện thế từ các ngõ ra thì hệ thông sẽ được trang bị một đường feedback. Đường này có nhiệm vụ là đưa điện áp sai lệch đó về để hiệu chỉnh ở bộ dò sai.

Cách thức hoạt động của bộ phận này là tiếp nhận các tín hiệu sai và tiến hành so sánh chúng với mức điện áp đạt chuẩn chính xác. Tiếp theo, nó sẽ có những điều chỉnh cụ thể lên công tắc bán dẫn để hiệu chỉnh lại ổn áp. Cũng có thể là cắt xung để bộ nguồn dừng lại tiến trình hoạt động trong các chế độ bảo vệ.

Có thể thấy rằng sự gọn nhẹ và đơn giản chính là ưu điểm của bộ nguồn switching, chi phí hợp lí và quan trong nhất là hiệu suất hoạt động cao, cũng như LAPTOP DELL PRECISION.

Công suất nguồn điện

Nếu muốn lắp đặt cho hệ thống máy tính của mình một bộ nguồn thì người dùng phải nắm rõ được nhu cầu về công suất của nó. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc tính toán công suất một cách chính xác và đơn giản, dễ hiểu nhất.

Công suất(P) = V(hiệu điện thế) x A(cường độ dòng điện)

Trong đó:

  • V chính là đại lượng hiệu điện thế.
  • A là đại lượng cường độ dòng điện.

Một thông tin nữa bạn phải biết đó là hiện nay trên thị trường, cấu hình ở mức tầm trung của một thiết bị máy tính phải đạt ít nhất là 350W. Công suất thực hay còn gọi là công suất hiệu dụng của thiết bị chính là công suất mà bộ nguồn cung cấp cho hệ thống trên thực tế.

Còn công suất được nhà sản xuất in trên mặt ngoài của bộ nguồn là công suất danh định. Con số được ghi trên sản phẩm chỉ là về mặt lý thuyết, không kể đến hao tốn của điện năng, chính vì vậy mà nó không hề chính xác và không thể căn cứ vào nó để tính toán.  

Đây là lí do mà khi người sử dụng quyết định mua bộ nguồn có công suất là 350W thì công suất ghi trên sản phẩm phải là từ 400 đến 500W. Con số ghi trên thiết bị còn căn cứ vào độ uy tín của nhà sản xuất, cũng như dòng LAPTOP WORKSTATION.

PSU có chuẩn 80 Plus được hiểu như thế nào?

Bạn phải hiểu là thiết bị máy tính của bạn chỉ sử dụng dòng điện một chiều trong khi mang lưới ở ổ cắm nhà bạn chính là dòng điện xoay chiều. Và thật ra thì hầu hết thiết bị điện tử chỉ sử dụng dòng một chiều.

PSU có chuẩn 80 plus thì bạn có thể hiểu là bộ nguồn mà bạn đang có sẽ cho phép cung cấp 80% mức điện năng cho tải trong của nó. Và thậm chí là nó có thể hơn ở mức tầm 20 hay đến 50% con số tải trong trên lý thuyết đó.

Bên cạnh chứng nhận 80 Plus thì người dùng còn có thể bắt gặp một số chuẩn khác, những chuẩn này sẽ tương thích với những hiệu suất khác nhau của thiết bị đó. Nó có thể là Bronze, Silver, Gold, Platinum, và Titanium.

Một ví dụ cho bạn đọc dễ hiểu hơn như sau. Nếu như hệ thống máy tính mà bạn sử dụng có mức DC là 400W thì bạn sẽ phải cần đến bộ nguồn có hiệu suất là 70% và hiệu suất chuẩn platinum là 90%. Còn trong trường hợp người dùng đã có một thiết bị đo điện năng tiêu thụ xoay chiều chiều thì sẽ cần phải biết thêm những thông tin sau:

Với một thiết bị bộ nguồn PSU có mức hiệu suất đạt mức 70% đạt được mức DC 400W suy ra giá trị của AC sẽ rơi vào khoảng 400/0.7 cho đến 571W điện AC, khác với máy trạm Dell.

Trường hợp khác, với PSU sở hữu mức hiệu suất 90% và đạt chuẩn 80 Plus Platinum để đạt mức DC là 400W thì ta sẽ dễ dàng suy ra giá trị của AC sẽ là 400/ 0.9 cho đến 444W.

======================================

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ cũng như kiến thức mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc về vấn đề cách thức hoạt động của bộ nguồn cũng như cách tính công suất chuẩn. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức nhất định về vấn đề này.

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết
Tìm kiếm

Giỏ hàng

Sản phẩm gợi ý

Ghi chú đơn hàng
Xuất hóa đơn công ty
Hẹn giờ nhận hàng
Chọn mã giảm giá