SINH VIÊN CNTT NÊN CHỌN LAPTOP NÀO?

Nội dung bài viết

Ngành công nghệ thông tin (CNTT) được xem như là "vua của các nghề". Với thu nhập ổn định, cơ hội việc làm cao và được xã hội trọng vọng, không khó hiểu khi nhiều bạn trẻ đổ xô vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, để thành công trong ngành IT, việc chọn cho mình một chiếc laptop phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Laptop không chỉ là công cụ làm việc mà còn là người bạn đồng hành xuyên suốt hành trình học tập và làm việc. Vậy, sinh viên CNTT nên chọn laptop nào? Laptop K1 sẽ giúp bạn tìm hiểu những tiêu chí cần thiết để chọn một chiếc laptop vừa đáp ứng tốt nhu cầu học tập, vừa tối ưu ngân sách cho sinh viên CNTT nhé!


Laptop dành cho sinh viên cntt

Sinh viên cntt chọn laptop dùng để học trong 4 năm đại học

Trong giai đoạn học đại học, nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên CNTT thường không quá phức tạp. Hầu hết thời gian, các bạn sẽ dùng máy để gõ code và thực hiện các bài tập, dự án nhỏ. Dưới đây là những tiêu chí cần có cho một chiếc laptop đáp ứng tốt nhu cầu này:

- Cấu hình tối ưu
+ CPU: Để đáp ứng nhu cầu lập trình và làm việc với các phần mềm cơ bản, bạn nên chọn các dòng CPU từ Intel Core i5 (gen 10, 11 trở lên) hoặc AMD Ryzen 5 (series 4000). Những dòng CPU này cung cấp đủ sức mạnh xử lý mà không tiêu tốn quá nhiều điện năng, giúp laptop hoạt động mượt mà trong thời gian dài.
+ RAM: Tối thiểu 16GB hoặc 8GB và có thể nâng cấp. RAM lớn giúp máy hoạt động đa nhiệm tốt hơn, xử lý các tác vụ lập trình phức tạp và chạy các máy ảo cần thiết cho việc học tập.


Ram cao sẽ giúp máy hoạt động mượt mà

+ Ổ cứng: SSD là lựa chọn tốt nhất vì tốc độ đọc/ghi cao hơn hẳn so với HDD, giúp máy khởi động nhanh chóng và xử lý dữ liệu mượt mà hơn. Dung lượng SSD tối thiểu nên là từ 256GB.

- Màn hình
+ Kích thước và độ phân giải: Tối thiểu 14 inch Full HD (1920x1080), tấm nền IPS. Màn hình lớn và độ phân giải cao giúp bạn có không gian làm việc thoải mái, đồng thời tấm nền IPS đảm bảo màu sắc trung thực và góc nhìn rộng.
+ Chất lượng hiển thị: Đối với sinh viên CNTT, việc hiển thị chính xác màu sắc không quá quan trọng như đối với những ngành thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, một màn hình tốt vẫn sẽ giúp bạn làm việc lâu dài mà không bị mỏi mắt.

- Bàn phím
+ Độ nảy và hành trình phím: Gõ sướng, độ nảy tốt, hành trình phím và khoảng cách giữa các phím hợp lý để đảm bảo độ chính xác khi gõ. Bàn phím có đèn nền là một ưu điểm, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong điều kiện thiếu sáng.

Xem các mẫu máy trạm cực mạnh trên thị trường

Sinh viên cntt chọn laptop dùng đến lúc ra trường và cả đi làm

Nếu bạn muốn đầu tư một chiếc laptop không chỉ để học mà còn để sử dụng sau khi ra trường, bạn cần cân nhắc thêm về nhu cầu công việc tương lai. Một chiếc laptop mạnh mẽ, đa dụng sẽ giúp bạn thích nghi với nhiều công việc khác nhau sau khi tốt nghiệp.

- Cấu hình mạnh mẽ
+ Nếu bạn dự định làm Front-End, code giao diện website, giao diện app, bạn cần một con chip mạnh, tốt nhất là chip H/HQ/HK và có card rời nhẹ như MX hoặc những con chip có gắn card on khỏe như Intel Arc Graphics, AMD Radeon™ 780M,... Các dòng chip này cung cấp hiệu năng mạnh mẽ và khả năng xử lý đồ họa tốt, giúp công việc thiết kế giao diện trơn tru hơn.


Card đồ họa cao cấp sẽ giúp công việc đồ họa dễ dàng

+ Nếu bạn làm về code game, render video hoặc có nhu cầu chơi game nhiều, cân nhắc mua máy có card rời chuyên dụng như GTX, RTX. Trong trường hợp này, các dòng máy gaming là lựa chọn phù hợp. Những dòng máy này không chỉ mạnh về cấu hình mà còn được thiết kế để chịu tải lâu dài, đảm bảo hiệu suất ổn định.
+ RAM: Tối thiểu 16GB và phải có khả năng nâng cấp. Việc sử dụng máy trong thời gian dài với các tác vụ nặng đòi hỏi dung lượng RAM lớn để đảm bảo máy không bị chậm hay giật lag.
Ổ cứng: Ngoài SSD dung lượng lớn (ít nhất 512GB), bạn có thể cân nhắc thêm ổ HDD nếu cần lưu trữ nhiều dữ liệu.

- Màn hình chất lượng cao
+ Độ phân giải và độ phủ màu: Độ phân giải và độ phủ màu càng cao càng tốt. Màn hình 2K hoặc 4K sẽ mang lại trải nghiệm hình ảnh tuyệt vời, đồng thời độ phủ màu cao giúp hiển thị chính xác màu sắc, rất quan trọng nếu bạn làm việc với đồ họa.
Công nghệ màn hình: OLED hoặc màn hình có tần số quét cao (120Hz, 144Hz) sẽ mang lại trải nghiệm mượt mà hơn, đặc biệt hữu ích khi bạn làm việc với các tác vụ đồ họa hoặc chơi game.

Những yếu tố khác cần cân nhắc

Ngoài các yếu tố về cấu hình và màn hình, bạn cũng nên chú ý đến một số yếu tố khác khi chọn mua laptop:

- Pin: Đối với sinh viên và người mới ra trường, thời lượng pin là một yếu tố quan trọng. Một chiếc laptop với pin tốt sẽ giúp bạn yên tâm học tập và làm việc ở bất kỳ đâu mà không phải lo lắng về việc sạc pin liên tục.
- Cổng kết nối: Hãy đảm bảo laptop của bạn có đủ các cổng kết nối cần thiết như USB-C, HDMI, cổng mạng LAN, cổng thẻ nhớ… Điều này giúp bạn dễ dàng kết nối với các thiết bị ngoại vi khác.
- Trọng lượng và thiết kế: Một chiếc laptop nhẹ, thiết kế bền bỉ sẽ giúp bạn dễ dàng mang theo mỗi ngày. Thiết kế hiện đại, chắc chắn cũng sẽ tạo ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp và khách hàng sau này.

Tham khảo dòng laptop gaming hiệu năng mạnh mẽ

Chọn mua một chiếc laptop phù hợp với sinh viên CNTT quả thực có rất nhiều các yếu tố quyết định. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn tìm được một "người bạn đồng hành" lý tưởng, vừa đáp ứng tốt nhu cầu học tập, vừa tối ưu ngân sách. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn một chiếc laptop phù hợp để bạn có thể tự tin trên con đường chinh phục ngành công nghệ thông tin!
 

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết
Tìm kiếm

Giỏ hàng

Sản phẩm gợi ý

Ghi chú đơn hàng
Xuất hóa đơn công ty
Hẹn giờ nhận hàng
Chọn mã giảm giá